Nguyên nhân gây ra bệnh rôm sảy
Do các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn. Việc tắc nghẽn có thể do: các ống tuyến mồ hôi ở trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên rất dễ khiến mồ hôi không có đường thoát ra ngoài. Điều này thường xảy ra khi thời tiết nóng nhưng đôi khi cũng do trẻ được cho mặc quần áo quá nóng. Trẻ bị sốt cao hay trẻ ở trong lồng ấp cũng có thể bị nghẽn các ống tuyến mồ hôi
Hệ lụy từ rôm sảy
Rôm sảy thường tự khỏi nhưng đôi khi một số biến chứng có thể xảy ra như:
Nhiễm trùng: Rôm sảy có thể bội nhiễm vi trùng tạo ra mụn mủ đau và ngứa nhiều.
Sốc do nóng: Trong thời tiết nóng, những bệnh nhân bị rôm sảy dạng sâu có nguy cơ bị choáng do nhiệt: đau đầu, mạch nhanh, nôn, hạ huyết áp… có thể đưa đến tình trạng đột quỵ nguy hiểm
Trẻ bị rôm sảy.
Theo Đông y, bột sắn dây có vị ngọt mát, tính bình, đi vào kinh tỳ, vị, phế, bàn quang, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, trừ phiền nhiệt, thông đại tiểu tiện, làm ra mồ hôi, giải độc nên được áp dụng trong rất nhiều trường hợp.
Bột sắn dây là loại thức uống dân dã và quen thuộc có tác dụng giải nhiệt rất tốt trong mùa hè. Đây còn là vị thuốc chữa cảm nắng, sốt cao rất công hiệu. Vì vậy bột sắn dây có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ trị rôm sảy cho trẻ.
CÁCH SỬ DỤNG BỘT SẮN DÂY HỖ TRỢ TRỊ RÔM SẢY CHO TRẺ:
1. Pha uống sống:
Cho bột sắn dây + 1 thìa đường vào ly nước sôi nguội rồi khuấy đều, cho thêm ít đá lạnh (có thể vắt quả chanh để có vị chua ngọt mát). Uống mỗi ngày và uống sau bữa ăn.
2 .Pha chín:
Chuẩn bị khoảng 1/3 bát (chén) nước sôi nguội. Cho sắn dây + 1 thìa đường vào và khuấy đều cho sền sệt. Tiếp tục cho từ từ nước sôi vào và khuấy đều cho đến khi vừa uống. Lúc này bột sắn keo sền sệt uống rất ngon miệng.
cách pha uống chín bột sắn dây
Khi trẻ bị rôm sảy, mẹ nên cho bé ăn mặc mát mẻ, tích cực tắm thường xuyên và lau mồ hôi cho bé, cho bé ăn những loại rau quả có tính mát.