Sắn dây trong dân gian vẫn gọi là Cát căn,Cam cát căn, Phấn cát, củ Sắn dây.
Đặc điểm thực vật, phân bố của Sắn dây: Sắn dây là loại cây leo, dài tới 10m, rễ phát triển to lên thành củ. Thân cây hơi có lông, lá kép, gồm 3 lá chét. Hoa màu tím nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả giáp màu vàng nhạt, rất nhiều lông. Cây được trồng ở khắp nơi để lấy củ ăn và chế bột Sắn dây làm thuốc.
Các bộ phận của cây sắn dây đều đã được sử dụng làm thuốc trong Đông y như:
- Củ (cát căn): Vị ngọt cay, tính mát; có tác dụng chữa sốt, làm ra mồ hôi, chữa sởi không mọc được, phiền táo, khát nước, nhức đầu, kiết lỵ...
- Bột (cát phấn): Vị ngọt, tính rất lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, trừ phiền; dùng chữa phiền nhiệt, miệng khát, ban nhiệt.
- Hoa (cát hoa): Vị ngọt hơi đắng, tính mát; có tác dụng giải độc rượu, chữa sốt, chán ăn, nôn mửa ra chất chua, thổ huyết...
Sắn dây có vị ngọt, không độc, Tác dụng: giảm sốt, làm ra mồ hôi, thồn tiểu triện, thanh nhiệt, trị sốt, chữa mụn nhọt, đau cơ, nhức đầu, lỵ ra máu, viêm họng, chảy máu mũi.
Liều dùng Sắn dây: Ngày dùng 8 – 20g dưới dạng thuốc sắc. Sắn dây dùng riêng hay có thể phối hợp với các vị thuốc khác.
Chú ý: Bột sắn dây dùng làm thực phẩm, giải khát, giải độc, được dùng rộng rãi trong nhân dân. Khi dùng trong các thang thuốc chữa ỉa lỏng nên sao vàng rồi mới sắc.
Bài thuốc chữa cảm sốt: Sắn dây 8g, Ma hoàng, Gừng, Đại táo, Quế chi, Bạch thược, Cam thảo mỗi vị 5g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa rắn cắn: Lá Sắn dây 1 nắm giã nhỏ, vắt nước uống, bã đắp vết thương (sau khi đã xử lý vết thương).
Chống ngứa do mồ hôi: Bột sắn dây 5 g, thiên hoa phấn 5 g, hoạt thạch 20 g, trộn đều, rắc lên những nơi ẩm ngứa.
Chảy máu mũi suốt ngày không ngừng, tâm thần phiền muộn: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần một chén con.
Vết thương chảy nhiều máu: Dùng lá sắn dây tươi giã nát, đắp vào vết thương.
Giãi rượu: Nếu ai say rượu nên dùng khoảng 30-40gr, pha với nước, cho bệnh nhân uống sẽ làm cơ thể nôn ra hết, dần dần tỉnh lại.
Cảm mạo, sốt, cổ gáy cứng đơ, sợ gió, không mồ hôi: cát căn 8 g, ma hoàng 5 g, quế chi 4 g, đại táo 5 g, thược dược 4 g, sinh khương 5 g, cam thảo 4 g; cho 600 ml nước, sắc còn 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Trẻ nhỏ cảm phong nhiệt, nôn mửa, đau đầu, kinh sợ khóc thét: Cát căn 30 g giã nát, gạo tẻ 50 g. Cát căn sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước nấu cháo với gạo, thêm chút gừng sống và mật ong, cho trẻ ăn trong ngày.
Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, khát nước, có mồ hôi, nóng ruột, nôn ọe: Bột sắn dây 12 g hòa đường uống; hoặc dùng cát căn 20 g, đậu ván (sao)12 g, giã giập, sắc nước uống trong ngày.
Cảm sốt nóng, nôn ọe, khát nước, nhức đầu: Cát căn, sài hồ, chi tử, mỗi thứ 15-20 g, sắc nước uống trong ngày.
Các bài thuốc chửa bệnh giân giàn từ các căn Theo Suckhoedoisong.vn